Món nợ của chúng ta trước người Y-sơ -ra-ên

Article Index

israel-flagKhi trò chuyện với người đàn bà Sa-ma-ri bên giếng nhà Gia-cốp, Chúa Giê-xu đã nói với bà ta: "Các ngươi thờ lạy sự các ngươi không biết, chúng ta thờ lạy sự chúng ta biết, vì sự cứu rỗi bởi người Giu-đa mà đến..."( Tin lành theo Giăng 4:22). Chúa Giê-xu dùng từ "các ngươi" để chỉ người Sa-ma-ri; còn từ "chúng ta" dành cho người Giu-đa. Như vậy, Ngài đánh đồng Ngài với người Giu-đa, và Ngài nói điều đó ra như một trong những người Giu-đa. Trong sách cuối cùng của Kinh Thánh - Khải huyền 5:5 - Chúa Giê-xu được gọi là "sư tử của chi phái Giu-đa". "Giu-đa" là một cái tên làm gốc cho từ "người Giu-đa". Đối với tất cả chúng ta rất quan trọng một điều là Chúa Giê-xu có liên quan và được đồng nghĩa với người Do-thái. Sự đồng nghĩa này không những không kết thúc cùng với cái chết của Ngài mà còn được Kinh thánh tiếp tục sau sự chết, sự chôn và sự sống lại, sự đồng nghĩa này còn mãi cho đến muôn đời.

Đối với tất cả chúng ta cũng quan trọng hệt như thế việc công nhận chân lý Chúa Giê-xu đã nói với người đàn bà Sa-ma-ri ngày nọ: "...sự cứu rỗi bởi người Giu-đa mà đến". Đây là sự kiện lịch sử không thể chối cãi, bởi lẽ không có người Do-thái thì chúng ta không thể có những anh hùng đức tin thuở trước và các đấng tiên tri, không thể có các sứ đồ cùng Kinh thánh, và điều quan trọng bậc nhất - không thể có Chúa Cứu Thế! Không có những điều đó, chúng ta có thể có sự cứu rỗi nào chăng? Không một sự cứu rỗi nào hết!

Tất cả các dân tộc khác trên thế giới đều mắc nợ người Do-thái về hết thảy những gì đáng giá nhất trong sự kế thừa thuộc linh. Chân lý này đúng với tất cả chúng ta, dù chúng ta thuộc dân tộc nào - người ảrập, người Châu Phi, Châu á, Châu Âu, người Nga, người Mỹ hay người Trung quốc.

Kinh thánh trình bày rất rõ ràng những đòi hỏi của Đức Chúa Trời đối với cơ đốc nhân thuộc các dân tộc khác - công nhận món nợ của họ trước người Do-thái và làm mọi sự để trả hết nợ. Trong chương 11 của thư Rô-ma sứ đồ Phao-lô hướng đến những cơ đốc nhân thuộc dân ngoại. ở câu 13 ông nói: "Tôi nói cùng anh em là người ngoại...". Ông nhắc nhở họ về món nợ trước người Do-thái và ngăn chặn họ khỏi làm cao hay vô ơn trước người Y-sơ-ra-ên. Việc phân tích chương 11 cho thấy sứ đồ Phao-lô dùng danh "Y-sơ-ra-ên" để chỉ những ai sinh ra là người Do-thái để phân biệt với những cơ đốc nhân xuất thân từ dân ngoại. Nói cách khác, ông không dùng "Y-sơ-ra-ên"như một đồng nghĩa của từ "Hội thánh".

Trong thư Rô-ma 11:30-31 sứ đồ Phao-lô tổng kết những điều ông đã nói về nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ đốc nhân người ngoại trước người Y-sơ-ra-ên (để làm rõ nghĩa tôi để trong ngoặc đơn những từ tương ứng "người Y-sơ-ra-ên" hay "dân ngoại"):

"... Lại như khi trước anh em (người ngoại) đã nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà bây giờ được thương xót bởi sự nghịch của họ (người Y-sơ-ra-ên), thì cũng một thể ấy, bây giờ họ (người Y-sơ-ra-ên) đã nghịch, hầu cho cũng được thương xót bởi sự thương xót đã tỏ cho anh em (người ngoại)."

Nói cách khác, vì qua người Y-sơ-ra-ên sự thương xót của Đức Chúa Trời đã đạt tới chúng ta, những cơ đốc nhân từ dân ngoại, thì giờ đây Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta, đến lượt mình, thể hiện sự thương xót đối với người Y-sơ-ra-ên. Làm cách nào chúng ta có thể thực hiện được nghĩa vụ này? Dưới đây chỉ ra 4 cách ta có thể áp dụng trong thực tế.

Thứ nhất, chúng ta phải nuôi trong lòng và bày tỏ một tình yêu thương chân thành đối với người Do-thái. Những hình thức "làm chứng" hay "truyền giảng" thông thường mà cơ đốc nhân vẫn áp dụng sẽ không động lòng người Do-thái. Thực tế là những cách thức này chỉ làm người Do-thái nổi nóng hoặc xa lánh. Nhưng sẽ tuyệt biết bao nếu cái vỏ bọc bề ngoài có vẻ rắn chắc của người Do-thái tan chảy khi gặp một tình yêu thương ấm áp, không giả dối. Sau 14 thế kỷ phiêu tán giữa các dân tộc khác, có một điều người Do-thái hiếm khi gặp - đó là tình yêu thương! Vì Chúa, chúng ta hãy thôi cố gắng "thuyết giáo" cho người Do-thái, ta hãy cùng bắt đầu hoàn trả cho họ món nợ tình yêu thương vẫn đeo đuổi chúng ta trong vòng bấy nhiêu thế kỷ qua.

Thứ hai, trong thư Rô-ma 11:11 sứ đồ Phao-lô nói rằng: "sự cứu đã đến cho dân ngoại, hầu để giục lòng tranh đua của họ(người Y-sơ-ra-ên)". Đó là một cách thứ hai để chúng ta có thể trả nợ cho người Y-sơ-ra-ên - vui sướng và thể hiện sự đầy rẫy của những phước hạnh Đức Chúa Trời ban cho chúng ta trong Chúa Giê-xu Christ để sao cho họ thấy ghen tị và cũng muốn có điều đã khiến chúng ta vui mừng. Những phước hạnh đó phải được có ở mọi lĩnh vực của đời sống chúng ta - thuộc linh, thuộc thể , tiền bạc, của cải vật chất. Nhưng hơn cả là phước hạnh phải thấy được trong cuộc sống của chúng ta , những tín đồ của Chúa Giê-xu, là một cuộc sống của sự công bình, bình an và niềm vui trong Đức Thánh Linh.

Than ôi! Trong suốt bề dày lịch sử, người Do-thái ít khi thấy điều gì ở cơ đốc nhân khiến họ phải tranh đua. Thường là họ thấy các giáo phái tự nhận mình là "cơ đốc nhân" nhiều không đếm xuể, các giáo phái này chỉ trích và thậm chí giết hại lẫn nhau, tất cả những sự đó đều nhân danh Cơ đốc giáo. Không ở đâu sự bất đồng quan điểm lại được thể hiện ầm ĩ như ở Giê-ru-sa-lem, thành thánh đối với người Do-thái lẫn Cơ-đốc nhân. Thường ở những chỗ được gọi là "thánh địa" của thế giới Cơ đốc, đại diện của các giáo phái Cơ đốc xích mích lẫn nhau, gây đổ máu cho nhau để chứng tỏ sự chính thống của giáo phái mình và bảo vệ đền thờ và quyền lợi của mình. Kể từ ngày Y-sơ-ra-ên lập quốc trở lại không ít lần giáo sĩ của một nhóm Cơ đốc này khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Tôn giáo Y-sơ-ra-ên về đại diện của một nhóm Cơ đốc khác và xin trục xuất nhóm kia ra khỏi nước sở tại. Tất cả những điều đó khó có thể khiến người Do-thái phải thốt lên: "Hãy xem những người cơ đốc nhân yêu thương nhau biết mấy!".



© 1999-2017 Tinlanh.Ru