Lời chúc phước bởi đức tin

jesus_blessing_childrenTrong lúc khó khăn, áp lực về cuộc sống và công việc, chúng ta phải giữ điều gì? Trong lúc hướng tới khải tượng Chúa ban, để xây dựng Hội thánh và đem sự thay đổi kỳ diệu đến cho gia đình, người thân, và các anh chị em mình trong đức tin, thì chúng ta phải giữ điều gì?

Chúng ta phải giữ vững lòng, vì đó cũng có nghĩa là giữ vững đức tin.

Nhưng đức tin giữ cụ thể như thế nào? Làm thế nào để không vô tình gây tác hại cho đức tin mình mà chỉ có gây dựng nó mỗi ngày một tốt hơn?

Một trong những thước đo phản ánh đức tin của chúng ta, đó là những lời chúng ta nói.

Chúa Jê-sus đã dạy hễ cứ xem trái thì biết cây, và nghe lời nói ra từ miệng con người để biết đó là người thiện hay người ác. Vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng mới nói ra, thì nghĩa là người có đức tin sẽ nói những lời đức tin, lời tích cực, lời cảm ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh, còn người yếu đuối hoặc không có đức tin sẽ nói những lời tiêu cực, lằm bằm trách Chúa:

Lu-ca 6

43 Cây sanh trái xấu không phải là cây tốt, cây sanh trái tốt không phải là cây xấu; 44 vì hễ xem trái thì biết cây. Người ta không hái được trái vả nơi bụi gai, hay là trái nho nơi chòm kinh cước. 45 Người lành bởi lòng chứa điều thiện mà phát ra điều thiện, kẻ dữ bởi lòng chứa điều ác mà phát ra điều ác; vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng nói ra.

Nếu muốn phân biệt những cơ-đốc nhân có đức tin không, được xức dầu hay không, hãy nghe những lời người ta nói.

Ê-sai 54:4 Chúa Giê-hô-va đã ban cho ta cái lưỡi của người được dạy dỗ, hầu cho ta biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ mệt mỏi. Ngài đánh thức tai ta để nghe lời Ngài dạy, như học trò vậy.


Lời nói con người là bánh lái cho cuộc đời con người đó

Gia-cơ 3

1 Hỡi anh em, trong vòng anh em chớ có nhiều người tự lập làm thầy, vì biết như vậy, mình sẽ phải chịu xét đoán càng nghiêm hơn. 2 Chúng ta thảy đều vấp phạm nhiều cách lắm. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói mình, ấy là người trọn vẹn, hay hãm cầm cả mình. 3 Chúng ta tra hàm thiếc vào miệng ngựa, cho nó chịu phục mình, nên mới sai khiến cả và mình nó được. 4 Hãy xem những chiếc tàu: dầu cho lớn mấy mặc lòng, và bị gió mạnh đưa đi thây kệ, một bánh lái rất nhỏ cùng đủ cạy bát nó, tùy theo ý người cầm lái.

 

Sống và chết thuộc quyền cái lưỡi

Châm ngôn 18

20 Bụng người sẽ được no nê bông trái của miệng mình; Huê lợi môi miệng mình sẽ làm cho người no đủ.

21 Sống chết ở nơi quyền của lưỡi; Kẻ ái mộ nó sẽ ăn bông trái của nó.

 

Như vậy, việc nói ít hay nói nhiều,

Nói lời phàm tục hay nói lời tốt đẹp có ý nghĩa,

Nói tiêu cực hay nói tích cực,

- hoàn toàn là thuộc quyền phép của chúng ta cả.

Đừng phạm tội trong lời nói.

 

Nhưng có một khía cạnh khác ngày hôm nay chúng ta sẽ lưu ý đến nhiều hơn, và cũng là điều lạ thường hơn cả, vì ngược với cách suy nghĩ và nhận thức của người đời. Nhưng nếu chúng ta muốn thành công trong đức tin, trong đời sống mình có được quyền năng của Chúa, chúng ta phải biết tận dụng những định luật thuộc linh mà Lời Chúa bày tỏ, để chiếm thượng phong (ưu thế quyết định) trong trận chiến với ma quỉ để bảo vệ và phát triển phước hạnh Chúa đã ban cho mình.

 

Đó là khi chúng ta biết học cách sử dụng quyền phép của lời chúc phước bởi đức tin

 

Hê-bơ-rơ 11

17 Bởi đức tin, Áp-ra-ham dâng Y-sác trong khi bị thử thách: người là kẻ đã nhận lãnh lời hứa, dâng con một mình, 18 là về con đó mà Ðức Chúa Trời có phán rằng: Ấy bởi trong Y-sác mà người sẽ có một dòng dõi lấy tên ngươi mà kêu. 19 Người tự nghĩ rằng Ðức Chúa Trời cũng có quyền khiến kẻ chết sống lại; cũng giống như từ trong kẻ chết mà người lại được con mình.

20 Bởi đức tin, Y-sác chúc phước cho Gia-cốp và Ê-sau về những sự hầu đến.

21 Bởi đức tin, Gia-cốp lúc gần chết, chúc phước cho hai con của Giô-sép, và nương trên gậy mình mà lạy.

Trong những bài học Kinh thánh trước, chúng ta đã học được bài học liên quan đến những lời tuyên xưng đức tin. (Xem lại Rô-ma đoạn 4)

Bởi đức tin, Áp-ra-ham đã công bố Lời hứa của Chúa cho mình, và ông cuối cùng đã nhận được.

Bởi đức tin, Áp-ra-ham cảm tạ Chúa, trong mọi hoàn cảnh

Bởi đức tin, Áp-ra-ham học theo Chúa, gọi những sự không có như đã có rồi.

Bởi đức tin, Áp-ra-ham dâng Y-sác trong khi bị thử thách, để được lại con mình cùng những phước hạnh lớn hơn.

Đó là những chiến công đức tin của Áp-ra-ham được ghi nhận trong Hê-bơ-rơ 11 nói trên, nhưng ta thấy các tấm gương đức tin khác là Y-sác và Gia-cốp đã được ghi nhận chiến công gì? – Họ đã chúc phước!

isablesjacobChúng ta thấy Kinh thánh coi lời chúc phước là một hành động đức tin mạnh mẽ, thậm chí một chiến tích!

Vậy thì chúc phước là gì? Từ này trong tiếng Hy-lạp (Eulogein) có nghĩa gốc là nói tốt cho ai đó, cho điều gì đó.

Nói tốt có chủ định để điều đó được thành trong tương lai.

Các anh hùng đức tin đã nói lời chúc phước với mục đích cụ thể nào?

Trong những lời chúc phước của Y-sác và Gia-cốp đã thành những lời tiên tri ảnh hưởng đến số phận cuộc đời của những người được lời chúc phước

Chúng ta hãy đọc những câu chuyện đó trong Sáng thế ký đoạn 27:21-40

Khi Y-sác bày tỏ ý muốn nói lời chúc phước cho hai con, hai người đã cố gắng tranh được lời chúc phước tốt nhất, thậm chí như tranh gia tài cha để lại?

26 Rồi Y-sác cha người nói rằng: Hỡi con! hãy lại gần và hôn cha. 27 Gia-cốp bèn lại gần và hôn người. Y-sác đánh mùi thơm của áo con, liền chúc phước cho, và nói rằng: Nầy, mùi hương của con ta Khác nào mùi hương của cánh đồng mà Ðức Giê-hô-va đã ban phước cho.

28 Cầu xin Ðức Chúa Trời cho con sương móc trên trời xuống, Ðược màu mỡ của đất, và dư dật lúa mì cùng rượu.

29 Muôn dân phải phục con, Các nước phải quì lạy trước mặt con! Hãy được quyền chủ các anh em, Các con trai của mẹ con phải quì lạy trước mặt con! Ai rủa sả con sẽ bị rủa sả lại, Ai cầu phước cho con, sẽ được ban phước lại!

jacobs_sonsVà Gia-cốp chúc phước cho hai con trai của Giô-sép trong Sáng thế ký 48

15 Rồi người chúc phước cho Giô-sép rằng: Cầu xin Ðức Chúa Trời mà tổ phụ tôi là Áp-ra-ham và Y-sác đã thờ phượng; là Ðức Chúa Trời đã chăn nuôi tôi từ khi mới lọt lòng cho đến ngày nay, 16 thiên sứ đã cứu tôi ra ngoài vòng hoạn nạn, hãy ban phước cho hai đứa trẻ nầy; nối danh tôi và tổ phụ tôi là Áp-ra-ham và Y-sác, và cho chúng nó thêm lên nhiều vô số trên mặt đất!

Ngược lại với lời chúc phước là gì? Là lời rủa sả. Nói xấu cho ai đó, cho công việc gì đó. Nó cũng nhằm vào tương lai. Nhưng đem điều xấu, đem sự hủy hoại

Như vậy khi lời rủa sả nói ra với chủ định, có tin tưởng, nó có mang một quyền phép nhất định để phá hoại.

Lời chúc phước có quyền phép, cũng giống như mọi lời nói có quyền phép. Nhưng đòi hỏi một đức tin lớn, và một nhận thức rõ ràng của người nói. Và nó sẽ đem lại sự thay đổi tốt lành cho đời sống.

Vì vậy chúng ta cần chúc phước cho đời sống mình nhiều hơn nữa.

a-little-girl-prayingNgay cả những điều nhỏ nhất – Chúa Jê-sus chúc phước (Lu-ca 9:16) mặc dù bản dịch truyền thống nói là chúc tạ) cho năm cái bánh và hai con cá và bẻ ra cho các môn đồ và đám đông, để bánh và cá không cạn mà đủ nuôi cả mấy ngàn người. Ngài cũng chúc phước cho đồ ăn trong Tiệc thánh, sau khi sống lại chia sẻ đồ ăn với các môn đồ...

Cần chúc phước cho sức khỏe mình, không tuyên xưng những lời tiêu cực.

Cần chúc phước cho công việc mình, không phàn nàn, không nói lời chán nản tiêu cực. (Nhiều người không lằm bằm nhưng họ phàn nàn)

ĐÂY LÀ ĐIỀU CẦN LÀM LÚC NÀY! CHÚC PHƯỚC CHO CHÍNH MÌNH, CHO NGƯỜI THÂN VÀ CHO CỘNG ĐỒNG - SỰ BÌNH AN, SỰ DẪN DẮT CỦA CHÚA, CÔNG VIỆC, SỨC KHỎE, GIẤY TỜ PHÁP LÝ, v.vv.

Lúc khó khăn áp lực, lúc bắt đầu một công việc mới trong Chúa, lúc đang ở trong giai đoạn trông đợi một sự giải cứu và chu cấp của Đức Chúa Trời - mọi lúc mọi hoàn cảnh đều hãy chúc phước.

Lời Chúa còn dạy chúng ta phải chúc phước cho người khác, thậm chí chúc phước ngay cả cho kẻ thù của mình nữa.

Rô-ma 12:14,19-21

Hãy chúc phước cho kẻ bắt bớ anh em; hãy chúc phước, chớ nguyền rủa.

19 Hỡi kẻ rất yêu dấu của tôi ơi, chính mình chớ trả thù ai, nhưng hãy nhường cho cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời; vì có chép lời Chúa phán rằng: Sự trả thù thuộc về ta, ta sẽ báo ứng. 20 Vậy nếu kẻ thù mình có đói, hãy cho ăn; có khát, hãy cho uống; vì làm như vậy, khác nào mình lấy những than lửa đỏ mà chất trên đầu người. 21 Ðừng để điều ác thắng mình, nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác.

Lời chúc phước cho người khác là lời công bố đức tin rằng ngay cả kẻ ác cũng có thể ăn năn đến với Đức Chúa Trời mà nhờ ơn Chúa để được thay đổi. Chỉ nhờ lời chúng ta chúc phước (cầu cho họ bỏ điều xấu, trở nên tốt), những người đó mới có cơ thay đổi. Còn nếu chúng ta tiếp tục rủa sả người xấu, làm sao họ thay đổi được?

Cùng một ý giống hệt như vậy nhắc đến trong 1 Phi-e-rơ đoạn 3

9 Ðừng lấy ác trả ác, cũng đừng lấy rủa sả trả rủa sả; trái lại phải chúc phước, ấy vì điều đó mà anh em được gọi để hưởng phước lành. 10 Vả, Ai muốn yêu sự sống Và thấy ngày tốt lành, Thì phải giữ gìn miệng lưỡi, Ðừng nói điều ác và lời gian dảo; 11 Phải lánh điều dữ, làm điều lành, Tìm sự hòa bình mà đuổi theo, 12 Vì mắt Chúa đoái trông người công bình, Tai Ngài lóng nghe lời cầu nguyện người, Nhưng mặt Chúa sấp lại nghịch với kẻ làm ác. - 1 Phi 3:9-12

Hãy có đức tin về quyền phép lời chúc phước của mình.

Theo lượng đức tin mình, hãy bắt đầu chúc phước.

Nguyện quyền năng Chúa sẽ đi cùng những lời chúc phước tốt lành từ đáy lòng đầy dẫy đức tin của anh chị em, để mở toang những cánh cửa cho phước hạnh biến đổi đời sống và hoàn cảnh của chúng ta.

 

Ms Quốc Hùng.

Hội thánh Tin lành Mát-xcơ-va

 

 

Trong lúc khó khăn, áp lực về cuộc sống và công việc, chúng ta phải giữ điều gì? Trong lúc hướng tới khải tượng Chúa ban, để xây dựng Hội thánh và đem sự thay đổi kỳ diệu đến cho gia đình, người thân, và các anh chị em mình trong đức tin, thì chúng ta phải giữ điều gì?
Giữ vững lòng, cũng có nghĩa là giữ vững đức tin?
Nhưng đức tin giữ cụ thể như thế nào? Làm thế nào để không vô tình gây tác hại cho đức tin mình mà chỉ có gây dựng nó mỗi ngày một tốt hơn?
Một trong những thước đo phản ánh đức tin của chúng ta, đó là những lời chúng ta nói.
Chúa Jê-sus đã dạy hễ cứ xem trái thì biết cây, và nghe lời nói ra từ miệng con người để biết đó là người thiện hay người ác. Vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng mới nói ra, thì nghĩa là người có đức tin sẽ nói những lời đức tin, lời tích cực, lời cảm ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh, còn người yếu đuối hoặc không có đức tin sẽ nói những lời tiêu cực, lằm bằm trách Chúa:
Lu-ca 6
43 Cây sanh trái xấu không phải là cây tốt, cây sanh trái tốt không phải là cây xấu; 44 vì hễ xem trái thì biết cây. Người ta không hái được trái vả nơi bụi gai, hay là trái nho nơi chòm kinh cước. 45 Người lành bởi lòng chứa điều thiện mà phát ra điều thiện, kẻ dữ bởi lòng chứa điều ác mà phát ra điều ác; vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng nói ra.
Nếu muốn phân biệt những cơ-đốc nhân có đức tin không, được xức dầu hay không, hãy nghe những lời người ta nói.
Ê-sai 54:4 Chúa Giê-hô-va đã ban cho ta cái lưỡi của người được dạy dỗ, hầu cho ta biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ mệt mỏi. Ngài đánh thức tai ta để nghe lời Ngài dạy, như học trò vậy.
Lời nói con người là bánh lái cho cuộc đời con người đó
Gia-cơ 3
1 Hỡi anh em, trong vòng anh em chớ có nhiều người tự lập làm thầy, vì biết như vậy, mình sẽ phải chịu xét đoán càng nghiêm hơn. 2 Chúng ta thảy đều vấp phạm nhiều cách lắm. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói mình, ấy là người trọn vẹn, hay hãm cầm cả mình. 3 Chúng ta tra hàm thiếc vào miệng ngựa, cho nó chịu phục mình, nên mới sai khiến cả và mình nó được. 4 Hãy xem những chiếc tàu: dầu cho lớn mấy mặc lòng, và bị gió mạnh đưa đi thây kệ, một bánh lái rất nhỏ cùng đủ cạy bát nó, tùy theo ý người cầm lái.
Sống và chết thuộc quyền cái lưỡi
Châm ngôn 18
20 Bụng người sẽ được no nê bông trái của miệng mình; Huê lợi môi miệng mình sẽ làm cho người no đủ.
21 Sống chết ở nơi quyền của lưỡi; Kẻ ái mộ nó sẽ ăn bông trái của nó.
Như vậy, việc nói ít hay nói nhiều,
Nói lời phàm tục hay nói lời tốt đẹp có ý nghĩa,
Nói tiêu cực hay nói tích cực,
Hoàn toàn là thuộc quyền phép của chúng ta cả. Đừng phạm tội trong lời nói.
Nhưng có một khía cạnh khác ngày hôm nay chúng ta sẽ lưu ý đến nhiều hơn cả, và cũng là điều lạ thường hơn cả, vì ngược với cách suy nghĩ và nhận thức của người đời. Nhưng nếu chúng ta muốn thành công trong đức tin, trong đời sống mình có được quyền năng của Chúa, chúng ta phải biết tận dụng những định luật thuộc linh mà Lời Chúa bày tỏ, để chiếm thượng phong (ưu thế quyết định) trong trận chiến với ma quỉ để bảo vệ và phát triển phước hạnh Chúa đã ban cho mình.
Đó là khi chúng ta biết học cách sử dụng quyền phép của lời chúc phước bởi đức tin
Hê-bơ-rơ 11
17 Bởi đức tin, Áp-ra-ham dâng Y-sác trong khi bị thử thách: người là kẻ đã nhận lãnh lời hứa, dâng con một mình, 18 là về con đó mà Ðức Chúa Trời có phán rằng: Ấy bởi trong Y-sác mà người sẽ có một dòng dõi lấy tên ngươi mà kêu. 19 Người tự nghĩ rằng Ðức Chúa Trời cũng có quyền khiến kẻ chết sống lại; cũng giống như từ trong kẻ chết mà người lại được con mình.
20 Bởi đức tin, Y-sác chúc phước cho Gia-cốp và Ê-sau về những sự hầu đến.
21 Bởi đức tin, Gia-cốp lúc gần chết, chúc phước cho hai con của Giô-sép, và nương trên gậy mình mà lạy.
Trong những bài học Kinh thánh trước, chúng ta đã học được bài học liên quan đến những lời tuyên xưng đức tin. (Xem lại Rô-ma đoạn 4)
Bởi đức tin, Áp-ra-ham đã công bố Lời hứa của Chúa cho mình, và ông cuối cùng đã nhận được.
Bởi đức tin, Áp-ra-ham cảm tạ Chúa, trong mọi hoàn cảnh
Bởi đức tin, Áp-ra-ham học theo Chúa, gọi những sự không có như đã có rồi.
Bởi đức tin, Áp-ra-ham dâng Y-sác trong khi bị thử thách, để được lại con mình cùng những phước hạnh lớn hơn.
Đó là những chiến công đức tin của Áp-ra-ham được ghi nhận trong Hê-bơ-rơ 11 nói trên, nhưng ta thấy các tấm gương đức tin khác là Y-sác và Gia-cốp đã được ghi nhận chiến công gì? – Họ đã chúc phước!
Tại sao chúng ta lại thấy Kinh thánh coi chúc phước thuộc vào hành động đức tin mạnh mẽ!
Vậy thì chúc phước là gì? Từ này trong tiếng Hy-lạp (Eulogein) có nghĩa gốc là nói tốt cho ai đó, cho điều gì đó
Nói tốt có chủ định để điều đó được thành trong tương lai.
Các anh hùng đức tin đã nói lời chúc phước với mục đích cụ thể nào?
Trong những lời chúc phước của Y-sác và Gia-cốp đã thành những lời tiên tri ảnh hưởng đến số phận cuộc đời của những người được lời chúc phước
Chúng ta hãy đọc những câu chuyện đó trong Sáng thế ký đoạn 27:21-40
Khi Y-sác bày tỏ ý muốn nói lời chúc phước cho hai con, hai người đã cố gắng tranh được lời chúc phước tốt nhất, thậm chí như tranh gia tài cha để lại?
26 Rồi Y-sác cha người nói rằng: Hỡi con! hãy lại gần và hôn cha. 27 Gia-cốp bèn lại gần và hôn người. Y-sác đánh mùi thơm của áo con, liền chúc phước cho, và nói rằng: Nầy, mùi hương của con ta Khác nào mùi hương của cánh đồng mà Ðức Giê-hô-va đã ban phước cho.
28 Cầu xin Ðức Chúa Trời cho con sương móc trên trời xuống, Ðược màu mỡ của đất, và dư dật lúa mì cùng rượu.
29 Muôn dân phải phục con, Các nước phải quì lạy trước mặt con! Hãy được quyền chủ các anh em, Các con trai của mẹ con phải quì lạy trước mặt con! Ai rủa sả con sẽ bị rủa sả lại, Ai cầu phước cho con, sẽ được ban phước lại!
Và Gia-cốp chúc phước cho hai con trai của Giô-sép trong Sáng thế ký 48
15 Rồi người chúc phước cho Giô-sép rằng: Cầu xin Ðức Chúa Trời mà tổ phụ tôi là Áp-ra-ham và Y-sác đã thờ phượng; là Ðức Chúa Trời đã chăn nuôi tôi từ khi mới lọt lòng cho đến ngày nay, 16 thiên sứ đã cứu tôi ra ngoài vòng hoạn nạn, hãy ban phước cho hai đứa trẻ nầy; nối danh tôi và tổ phụ tôi là Áp-ra-ham và Y-sác, và cho chúng nó thêm lên nhiều vô số trên mặt đất!
Ngược lại với lời chúc phước là gì? Là lời rủa sả. Nói xấu cho ai đó, cho công việc gì đó. Nó cũng nhằm vào tương lai. Nhưng đem điều xấu, đem sự hủy hoại
Như vậy khi lời rủa sả nói ra với chủ định, có tin tưởng, nó có mang một quyền phép nhất định để phá hoại.
Lời chúc phước có quyền phép, cũng giống như mọi lời nói có quyền phép. Nhưng đòi hỏi một đức tin lớn, và một nhận thức rõ ràng của người nói. Và nó sẽ đem lại sự thay đổi tốt lành cho đời sống.
Vì vậy chúng ta cần chúc phước cho đời sống mình nhiều hơn nữa.
Ngay cả những điều nhỏ nhất – Chúa Jê-sus chúc phước (Lu-ca 9:16) mặc dù bản dịch truyền thống nói là chúc tạ) cho năm cái bánh và hai con cá và bẻ ra cho các môn đồ và đám đông, để bánh và cá không cạn mà đủ nuôi cả mấy ngàn người. Ngài cũng chúc phước cho đồ ăn trong Tiệc thánh, sau khi sống lại chia sẻ đồ ăn với các môn đồ...
Cần chúc phước cho sức khỏe mình, không tuyên xưng những lời tiêu cực.
Cần chúc phước cho công việc mình, không phàn nàn, không nói lời chán nản tiêu cực. (Nhiều người không lằm bằm nhưng họ phàn nàn)
ĐÂY LÀ ĐIỀU CẦN LÀM LÚC NÀY! CHÚC PHƯỚC CHO CỘNG ĐỒNG VÀ CHÍNH MÌNH - GIẤY TỜ PHÁP LÝ, CÔNG VIỆC, SỨC KHỎE, v.vv.
Lúc khó khăn áp lực, lúc bắt đầu một công việc mới trong Chúa, lúc đang ở trong giai đoạn trông đợi một sự giải cứu và chu cấp của Đức Chúa Trời
Lời Chúa còn dạy chúng ta phải chúc phước cho người khác, thậm chí chúc phước ngay cả cho kẻ thù của mình nữa.
Rô-ma 12:14,19-21
Hãy chúc phước cho kẻ bắt bớ anh em; hãy chúc phước, chớ nguyền rủa.
19 Hỡi kẻ rất yêu dấu của tôi ơi, chính mình chớ trả thù ai, nhưng hãy nhường cho cơn thạnh nộ của Ðức Chúa Trời; vì có chép lời Chúa phán rằng: Sự trả thù thuộc về ta, ta sẽ báo ứng. 20 Vậy nếu kẻ thù mình có đói, hãy cho ăn; có khát, hãy cho uống; vì làm như vậy, khác nào mình lấy những than lửa đỏ mà chất trên đầu người. 21 Ðừng để điều ác thắng mình, nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác.
Lời chúc phước cho người khác là lời công bố đức tin rằng ngay cả kẻ ác cũng có thể ăn năn đến với Đức Chúa Trời mà nhờ ơn Chúa để được thay đổi. Chỉ nhờ lời chúng ta chúc phước (cầu cho họ bỏ điều xấu, trở nên tốt), những người đó mới có cơ thay đổi. Còn nếu chúng ta tiếp tục rủa sả người xấu, làm sao họ thay đổi được?
Cùng một ý giống hệt như vậy nhắc đến trong 1 Phi-e-rơ đoạn 3
9 Ðừng lấy ác trả ác, cũng đừng lấy rủa sả trả rủa sả; trái lại phải chúc phước, ấy vì điều đó mà anh em được gọi để hưởng phước lành. 10 Vả, Ai muốn yêu sự sống Và thấy ngày tốt lành, Thì phải giữ gìn miệng lưỡi, Ðừng nói điều ác và lời gian dảo; 11 Phải lánh điều dữ, làm điều lành, Tìm sự hòa bình mà đuổi theo, 12 Vì mắt Chúa đoái trông người công bình, Tai Ngài lóng nghe lời cầu nguyện người, Nhưng mặt Chúa sấp lại nghịch với kẻ làm ác. - 1 Phi 3:9-12
Hãy tập chúc phước.
Theo lượng đức tin mình, hãy bắt đầu chúc phước. n
Ms Quóc Hùng



© 1999-2017 Tinlanh.Ru