KIÊNG ĂN

Article Index

SỰ KIÊNG ĂN CÓ THỂ THAY ĐỔI LỊCH SỬ.

Chúng ta Đã thấy thể nào sự kiêng ăn thay đổi nhân cách bề trong của chúng ta theo một số những nguyên tắc. Trước hết, chúng ta phải nhận thức rằng quyền năng của đời sống Cơ đốc nhân là Đức Thánh linh. Đức thánh linh là quyền năng duy nhất giúp chúng ta có thể sống một đời sống Cơ đốc nhân đích thực. Thứ hai, chúng ta phải nhận thức rằng xác thịt của chúng ta, bản tánh của chúng ta chống nghịch với Đức thánh linh, cả hai trái nghịch lẫn nhau. Nếu xác thịt thắng thế, Thánh linh không thể làm theo đường lối Ngài. Thứ ba, sự kiêng ăn là đường lối chỉ định của Đức Chúa Trời để đưa Thánh linh được tự do để giúp chúng ta làm được điều Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta làm.

Riêng bản thân tôi, tôi tin rằng không có cách nào để đo lường nổi quyền phép đã được phóng thích bởi sự cầu nguyện và kiêng ăn khi việc đó được thực hành với những động cơ đúng đắn và phù hợp theo những nguyên tắc của Kinh thánh. Quyền lực được phóng thích như thế có thể thay đổi không chỉ cá nhân, hoặc các gia đình, nhưng còn cả các thành phố các dân tộc hay các nền văn minh.

Tôi muốn chia xẻ một số các thí dụ từ Kinh thánh về thế nào sự kiêng ăn đã ảnh hưởng đến số phận của các thành phố, các dân tộc và các triều đại. Thí dụ đầu tiên của chúng ta là từ cách Giôna Đức Chúa Trời đã kêu gọi Giôna, một tiên tri Ysơraên, đến Ninive một thành phố ngoại bang và là kinh đô của đế quốc Asiry. Giôna đã không chịu đi và đã cố chạy trốn Đức Chúa Trời, nhưng Đức Chúa Trời đã xử lý với ông cách nghiêm khắc. Sau đây là bản ký thuật ở sách Giôna đoạn 3, bắt đầu từ câu 1 : “ Lại có lời của Đức Giêhôva phán cùng Giôna lần thứ hai rằng : Ngươi khá chờ dậy “ Hãy đi đến các thành lớn Ninive, và rao cho nó lời Ta đã dạy cho ngươi. Vậy, Giôna chờ dậy và đi đến Ninive theo lệnh của Đức Giêhôva. Và Ninive là một thành rất lớn, đi mất ba ngày đường. Giôna khởi đầu vào trong thành đi một ngày thì rao giảng và nói rằng : Còn 40 ngày nữa Ninive sẽ bị đổ xuống”.

Sứ điệp rất đơn giản của Giôna là một lời cảnh cáo sau cùng về sự phán xét sắp xảy đến trên thành phố. Sự đáp ứng của dân Ninive thật đáng để ý. Ở câu 5, chúng ta đọc thấy : “ Dân thành Ninive tin Đức Chúa Trời. Họ rao ra sự kiêng ăn và mặc bao gai, từ những người rất lớn trong đám họ cho đến những kẻ rất nhỏ ( dấu hiệu bề ngoài của sự khóc than). Tin ấy đồn đến vua Ninive, vua đứng dậy khỏi ngai, lột áo bào mình ra, quấn bao gai và ngồi trong tro”.

Ở đây có một bức tranh cả thành phố quay về cùng Đức Chúa Trời trong sự kiêng ăn, ăn năn và khóc than. Lệnh truyền được công bố ra càng đáng chú ý hơn : “ Lời dụ của vua cùng các kẻ tộc trưởng : không luận người ta hay thú vật, không luận bầy bò hay bầy chiên, đều chớ nếm chỉ hết. Không được để cho nó ăn, cũng không uống nước”. Đây là sự kiêng ăn toàn phần, không chỉ cho người mà cho cả súc vật nữa, không chỉ cho họ cử ăn mà cử uống nữa. Và rồi lời công bố tiếp tục : “ Nhưng người ta và thú vật đều phải vấn bao gai ( lần nữa, đây là dấu hiệu bên ngoài của sự khóc than). Mọi người ai nấy khá ra sức kêu cùng Đức Chúa Trời. Phải ai nấy khá bỏ đường xấu mình và việc hung dữ của tay mình”.

Sự đáp ứng toàn diện nầy là rất quan trọng. Sự kiêng ăn sẽ không ích lợi gì nếu chúng ta tiếp tục làm diều sai quấy. Nhưng đây là sự giúp dỡ thuộc linh vô giá cho chúng ta trong việc quay bỏ điều xấu để làm điều tốt. Vì thế, dân thành Ninive đã không chỉ kiêng ăn và quấn bao gai họ còn công bố : “ Ai nấy khá bỏ đường xấu mình là việc hung dữ của tay mình”. Từ trong Kinh thánh, chúng ta tìm thấy tội lỗi nổi bật của dân thành Ninive là sự hung dữ, tàn bạo.

Rồi có lời công bố cách nầy : “ Ai biết rằng Đức Chúa Trời sẽ không xây lại và ăn năn khỏi cơn nóng giận mình, hầu cho chúng ta khỏi chết hay sao?” ( Bây giờ sau đây là lời giải nghĩa thiên thượng về việc nầy trong câu 10) : “ Bấy giờ, Đức Chúa Trời thấy việc họ làm đều đã xây bỏ đường lối xấu của mình....”.

Bạn còn nhớ Giăng Báptít rao giảng một sứ điệp về sự ăn năn, khi một số người đến xin chịu Báptêm như là bằng cớ của sự ăn năn. Ông nói : Tôi muốn thấy việc làm của các người đã ăn năn cho đến khi ta thấy việc các ngươi làm”. Như trường hợp của dân thành Ninive Đức Chúa Trời đã nhìn họ nên Ngài đồng lòng thương xót và không hủy diệt họ như Ngài đe dọa.

Điều rất thích thú là nhìn thấy kết quả trong lịch sử, Ninive đã được tha suốt gần 200 năm trước khi nó bị hủy diệt lần cuối cùng. Trong thời gian đó ở Ysơraên, Đức Chúa Trời đã có vị tiên tri khác nhau như là Amốt và Ôsê đã mang đến sứ điệp cảnh cáo về sự phán xét và kêu gọi dân Ysơraên ăn năn. Dân Ysơraên đã có Kinh thánh, họ đã có bối cảnh của Môise và luật pháp, và họ đã có những tiên tri. Nhiều tiên tri đã đến với họ nhưng họ không quay lại, Ninive đã không có được bối cảnh như thế. Một vị tiên tri đã đến với họ một lần, và cả thành phố đều quay đầu. Thật là đáng cho chúng ta lưu ý ! Hiệu quả thích thú là Đức Chúa Trời tha cho thành Ninive, và rồi đã dùng đế quốc Asiry mà Ninive vốn là thủ đô, để đem sự phán xét đến trên Ysơraên.

Tôi tin sự phán xét dân Ysơraên là một lời cảnh cáo các quốc gia tây phương, là mối mà chúng ta có một bối cảnh lâu dài về truyền thống Cơ đốc, về sự hiểu biết Kinh thánh và về Hội thánh, có thể nào Đức Chúa Trời đã phán với chúng ta và chúng ta đã bịt tai lại như dân tộc Ysơraên ? Có thể Đức Chúa Trời sai sứ giả Ngài đến với một số dân tộc vốn không có bối cảnh Cơ đốc giáo để họ quay đầu ăn năn và Ngài lại dùng dân tộc đó. Có thể một dân tộc như Liên - xô hoặc Trung Hoa sẽ đem sự phán xét đến trên những dân tộc tự xưng là các quốc gia Cơ đốc nhưng không chịu ăn năn ? Phải chăng sứ điệp đó có thể hợp thời cho chúng ta ngày hôm nay?

Về thí dụ thứ hai, thể nào lịch sử đã thay đổi bằng việc kiêng ăn, chúng ta xem sách Êxơtê. Dân Do thái đã bị lưu đày tại đế quốc Ba- tư vốn bao gồm 127 tỉnh, và bao phủ cả thế giới cổ, từ Ai - cập cho đến Ấn độ. Thực tế mà nói, mọi người Do Thái trên thế giới lúc bấy giờ đã sống trong những vùng giới hạn của đế quốc Ba- tư. Một người tên là Haman đã được thăng quan tiến chức trong triều đình đế quốc Ba - tư, và ông đã thuyết phục nhà vua hãy ban hành một chiếu chỉ toàn quốc để hủy diệt tất cả dân tộc Do Thái trong toàn đế quốc vào một ngày nào đó. Điều nầy có lẽ gần như là mọi người Do Thái đều bị tân diệt - trong một ý nghĩa - còn gần hơn là Adoiph Hitler trong thế chiến thứ hai. Đây là một cơn khủng hoảng mà dân Ysơraên chưa từng bao giờ đương đầu trong suốt lịch sử của họ. Sự đáp ứng của họ với cơn khủng hoảng nầy là quay lại cùng Đức Chúa Trời với sự kiêng ăn và cầu nguyện. Đặc biệt hoàng hậu Êxơtê; vốn là người Do Thái mặc dù nhà vua không biết bối cảnh chủng tộc của bà, đã nêu một gương sáng và đã trở thành một gương mẫu cho tất cả thế hệ sau nầy về quyền năng của sự cầu nguyện và kiêng ăn để cầu thay, có thể thay đổi dòng lịch sử. Đây là một sự mô tả chép trong sách Êxơtê 4 : 15 -17 : “ Bà Êxơtê bèn biểu đáp lại cùng Mạc đô chê rằng : Hãy đi nhóm hiệp những người Giuđa ở tại Susơ, rồi hãy vì tôi kiêng cữ ăn trong 3 ngày và đêm, chớ ăn hay uống chi hết, tôi và các nàng hầu của tôi cũng sẽ kiêng cử ăn nữa, như vậy tôi sẽ vào cùng vua là việc trái luật pháp, nếu tôi phải chết thì tôi chết”.

Dân tộc Do Thái biết họ phải làm gì. Việc nầy đã được thiết lập trong ngày đại lễ chuộc tội. Họ biết cách để hạ mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời là “ kiêng ăn”. Tất cả các người Do Thái ở kinh đô Su - sơ, từ Êxơtê trở xuống đã dành riêng ba ngày cầu nguyện và kiêng ăn. Kết quả là gì? Trong Êxơtê 5 : 1-3, chúng ta đọc thấy những lời nầy:

“ Ngày thứ ba, sau khi cầu nguyện và kiêng ăn bà Êxơtê mặc đồ triều phục và ra chầu đứng tại nội viên, đối trước cung điện vua. Vua đang ngự trên ngôi tại trong cung điện trước cửa đền. Vừa khi vua thấy hoàng hậu đứng chầu nơi nội viên, thì bà được ơn trước mặt vua. Vua giơ tay cho bà Êxơtê cây phủ việt vàng ở nơi tay mình. Bà Êxơtê lại gần và rờ đầu cây phủ việt. Vua nói với bà rằng : Hỡi hoàng hậu Êxơtê ngươi muốn chi ? Cầu xin điều gì? Dầu đến phân nửa nước, cũng sẽ ban cho ngươi”.

Bà Êxơtê đã đi vào cung điện với lời thỉnh cầu của bà, và bà đã thay đổi quá trình lịch sử của đế quốc Ba - tư. Thay vì thất bại và xấu hổ tình hình đã trở nên vinh hiển và vinh thăng cho người Do Thái và cho các nhà lãnh đạo của họ. Mặc đôchê và Êxơtê . Bước ngoặc chính yếu đó là thời kỳ ba ngày khi bà Êxơtê và tất cả những người Do Thái ở Susơ đã kiêng ăn và tìm kiếm Đức Chúa Trời. Vào thời điểm đó, số phận họ đã thay đổi. Khi Êxơtê vào gặp nhà vua, vua đã nói : “ Người muốn chi? Cầu xinh điều gì? Dầu đến phân nửa nước cũng sẽ ban cho”. Nói cách khác, sự cầu nguyện và kiêng ăn của bà đã mở đường cho tất cả những điều bà có cần để đem ích lợi về cho dân tộc bà.

Êxơtê là một gương mẫu đẹp đẽ cho chúng ta ngày nay. Đức Chúa Trời đang tìm kiếm những người đàn ông và đàn bà như Êxơtê là người nhận thức được tính chất nghiêm trọng của tình trạng chúng ta và quay về cùng Đức Chúa Trời với những tín hữu khác trong sự cầu nguyện và kiêng ăn. Sự cầu nguyện và kiêng ăn vẫn có thể kêu gọi sự can thiệp thiên thượng vì lợi ích của dân sự Ngài và tình hình nghiêm trọng trong thế giới ngày nay, cũng giống như thời Êxơtê vậy. Đức Chúa Trời đang khẩn trương phán với dân sự Ngài trong những ngày nầy về nhu cầu cầu nguyện và kiêng ăn.



© 1999-2017 Tinlanh.Ru